Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "tayninh.info". (Ví dụ: "bánh tráng phơi sương" tayninh.info). Tìm kiếm ngay
2342 lượt xem

Vì sao Coca-Cola và Pepsi không thể kiện nhau về công thức sáng chế?

Nhắc đến Coca Cola và Pepsi thì ta không thể không nhớ đến “vụ kiện thế kỷ” hay chính là: “cuộc chiến marketing” giữa hai đối thủ truyền kiếp, không khoan nhượng. Bất chấp thời gian, không gian, văn hóa, Coca-Cola và Pepsi vẫn luôn rượt đuổi nhau không ngừng trên các vùng lãnh thổ thế giới. Nhưng đến bây giờ nhiều người vẫn không hiểu tại sao Coca Cola ra đời trước nhưng lại không thể kiện Pepsi tội ăn cắp sáng chế, còn Pepsi lại không thể cáo buộc Coca-Cola vi phạm bản quyền.

Coca và Pepsi hiện đang là 2 tập đoàn lớn nhất trong ngành đồ uống giải khát. Theo thống kê, vốn hóa thị trường của Coca là 169 tỷ USD và Pepsi là 138 tỷ USD. Trong khi, Coca-Cola tập trung sản xuất đồ uống, thì PepsiCo bán cả đồ uống và thực phẩm.

vụ kiện coca cola và pepsi

Mặc dù, “cuộc chiến marketing pepsi và coca” đã kết thúc và các bạn có thể không tin nhưng Coca Cola và Pepsi đang ở cùng “phe” với nhau đấy !

Vậy tại sao lại có vụ kiện thế kỉ ấy? Hãy nhìn quan điểm từ Luật Sư: Robert Bonwell Parker – một luật sư chuyên về luật tranh tụng và giải trí. Do chủ đề này có liên quan đến hai công ty lớn ở Mỹ nên luật sư Robert chỉ đề cập đến 04 lĩnh vực chính liên quan đến các quốc gia này !

Trước khi đi vào câu chuyện của Coca-Cola và Pepsi, chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua về luật “sở hữu trí tuệ” nhé !!!

“sở hữu trí tuệ” có bốn lĩnh vực chính là: bản quyền, sáng chế, nhãn hiệubí mật kinh doanh.

Luật bản quyền: bảo vệ những “thứ hữu dụng”. Nhóm người được bảo vệ là những người tạo ra sản phẩm. Khi một người tạo ra một thứ gì đó, cho dù là một bản nhạc, một cuốn tiểu thuyết hay một tấm thiệp chúc mừng thông minh, tất cả đều được luật bản quyền bảo vệ. Người khác hoàn toàn có thể sử dụng ý tưởng tương tự nhưng họ không thể sao chép cách làm cụ thể.

Luật sáng chế: bảo vệ “sự phát triển của khoa học”. Nhóm người được bảo vệ là các nhà sáng chế. Khi một người tạo ra cách mới để thực hiện một điều gì đó, họ có thể tuyên bố quyền sáng chế với cách làm đó. Các sáng chế chỉ tồn tại trong 20 năm và khi đó, bất cứ ai cũng có thể tạo ra một phiên bản “chung” cho sáng chế đã được cấp bằng.

Luật nhãn hiệu: giúp người tiêu dùng tránh bị “nhầm lẫn” và họ là nhóm người được bảo vệ chính chứ không phải các doanh nghiệp như mọi người vẫn nghĩ. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, biểu tượng hay những đặc tính có tính phân biệt giúp người tiêu dùng nhận biết được xuất xứ của sản phẩm họ mua.

Luật bí mật kinh doanh:được ra đời muộn nhất trong nhóm. Nó chỉ được công nhận chính thức từ năm 1974 và trở thành tài sản trí tuệ được bảo vệ liên bang từ năm 2016. Luật này bảo vệ các bí mật kinh doanh và đối tượng được bảo vệ chủ yếu là những công ty có nhiều nhân viên. Luật bí mật kinh doanh cho phép các công ty ngăn những cựu nhân viên hoặc nhân viên đang làm việc cho họ sử dụng, bán hoặc công bố bí mật kinh doanh ra ngoài.

Mỗi lĩnh vực bảo vệ một loại tài sản và một nhóm người khác nhau. Một điều quan trọng cần ghi nhớ trong trường hợp của hai gã khổng lồ ngành giải khát này là: Bạn không thể bảo vệ một ý tưởng. Nó không phải là tài sản trí tuệ và bạn chỉ có thể bảo vệ một ý tưởng khi đã thành sản phẩm.

04 luật sở hữu trí tuệ liên quan đến vụ kiện coca cola và pepsi

Đó là bốn lĩnh vực chính của luật “sở hữu trí tuệ” và dưới đây là câu trả lời cho thắc mắc của không ít người: “Tại sao trong cuộc chiến marketing này Coca Cola không kiện Pepsi ?”

Như chúng ta đã biết, Coca-Cola ra đời năm 1886, xuất phát từ ý tưởng của một dược sĩ tên John S. Pemberton có ý định tạo ra một loại đồ uống mang lại cảm giác khỏe khoắn, tươi mới từ lá coca và chiết xuất của hạt cola. Hỗn hợp này sau đó được trộn với cacbonat thay vì nước đơn thuần và kết quả là công thức loại nước soda đầu tiên ra đời. Ông đặt tên công ty là Coke (tên viết tắt của Coca-Cola).

Ban đầu, nó được tạo ra như một sự thay thế cho chất có tính gây nghiện là morphine (chất bị cấm ở miền Nam nước Mỹ) bằng cách kết hợp các dẫn xuất của cocaine (coca) và caffeine (cola, từ hạt kola chứa caffeine của châu Phi).

Coca-Cola được cấp bằng sáng chế như một liều thuốc mới và được bán dưới nhãn hiệu Coca-Cola. Logo ra đời lần đầu năm 1888 của họ được cả luật nhãn hiệu và luật bản quyền bảo vệ.

Năm 1892, Asa Candler chính thức thành lập công ty Coca-Cola và công ty đó đã tồn tại cho đến ngày nay. Mặc dù vậy, Asa Candler vẫn không có quyền thực sự với sáng chế hay biết được công thức thực sự. Cả hai bí mật đó đều được Charley Pemberton, con trai người dược sĩ tạo ra công thức ban đầu nắm giữ. Khi nhận thức được giá trị của công thức đó, một cuộc chiến đã nổ ra giữa Charley Pemberton và Asa Candler.

asa candler người sáng lập công ty coca cola

Sau khi Charley Pemberton qua đời hai năm sau (vì lạm dụng rượu và thuốc phiện), Asa Candler đã giành được toàn quyền kiểm soát tài sản sở hữu trí tuệ của Coca-Cola bao gồm: bằng sáng chế y học ban đầu, nhãn hiệu của tên Coca-Cola, bản quyền đối với logo bằng chữ và bí mật kinh doanh của công thức ban đầu.

Trong khi đó, vào gần như cùng thời điểm đó, đối thủ chính của Coca-Cola xuất hiện, do một dược sĩ tên Caleb Bradham ở gần Bắc Carolina cũng phát triển và tạo ra công thức của loại thuốc bổ mang tên Pepsi. Cái tên Pepsi được chọn lựa bởi công dụng chủ yếu của loại nước soda mới này là làm giảm chứng khó tiêu. Nhưng đến tận năm 1903, công thức của Pepsi mới được cấp bằng sáng chế. Vấn đề là công thức này thậm chí có thể đã ra đời trước Coca-Cola. Đồ uống Pepsi cũng chứa soda và hạt kola nhưng vani lại được dùng làm thành phần chính thay coca bởi nó ít gây tê và ngon hơn.

Dù cạnh tranh trong cùng thị trường nhưng Pepsi đã có một số quyết định kinh doanh sai lầm dẫn đến Pepsi tuyên bố phá sản năm 1923 do những hạn chế trong việc phân phối đường dưới thời Thế chiến thứ nhất, tròn 20 năm sau khi được cấp bằng sáng chế.

Trong lúc Pepsi vẫn đang loay hoay tìm lối thoát thì năm 1920 Coca-Cola phát triển cực nhanh và mở rộng thị trường sang Australia, Áo và Nam Phi.

Năm 1928, Pepsi được Tập đoàn Craven Holdings có trụ sở tại bang Virginia (Mỹ) mua lại. Tuy nhiên, đến năm 1931, Pepsi lại một lần nữa bị phá sản và được bán lại cho chủ tịch của một chuỗi cửa hàng bánh kẹo, ông Charles G.Guth.

Mãi đến năm 1938 – 1941, Pepsi mới được tái sinh ở New York, sau khi PepsiCo được tách ra khỏi nhà sản xuất kẹo Loft’s. Walter S.Mack đã đảm đương vị trí chủ tịch công ty. Cho tới tận bây giờ, mọi người vẫn nhắc đến Walter S.Mack như vị anh hùng, người đã có công đưa PepsiCo từ một thương hiệu vô danh trở thành một trong những nhà sản xuất nước lớn nhất thế giới, sánh ngang với bậc “tiền bối” Coca-Cola.

pepsi phá sản đầu tiên năm 1923

Dưới đây là 04 cột mốc thời gian đáng chú ý liên quan đến Coca-Cola và Pepsi

Năm 1880: Công thức của Pepsi được phát minh.

Năm 1886: Công thức của Coca-Cola được phát minh.

Năm 1886: Công thức của Coca-Cola được cấp bằng.

Năm 1903: Công thức của Pepsi được cấp bằng.

Những cột mốc đan xen này đã khiến bất kỳ vụ kiện tụng liên quan đến sáng chế nào trở nên rất phức tạp. Coca-Cola không thể nói rằng Pepsi ăn cắp sáng chế của họ vì Pepsi được cho là phát minh ra công thức từ trước. Mặt khác, Pepsi cũng không thể cáo buộc Coca-Cola vi phạm bản quyền do Coca-Cola được cấp bằng trước.

Trong trường hợp nào đi chăng nữa, cả hai cũng không thực sự đối đầu với nhau vì sẽ chẳng đáng để lôi nhau ra tòa: Pepsi không phải mối bận tâm của Coca-Cola cho đến năm 1941 và bằng sáng chế của Coca-Cola hết hạn năm 1906, gần ba năm sau khi bằng của Pepsi có hiệu lực.

Vì lý do đó, chẳng công ty nào có thể khẳng định rằng đối phương đang ăn cắp bí mật kinh doanh của mình. Ngay cả ở thời điểm hiện tại, việc này cũng khó thực hiện. Mỗi bên có xuất phát điểm từ công thức thuộc về hai dược sỹ khác nhau, những người đã tạo ra công thức gần như cùng một thời điểm. Ngày đó, khả năng hai người thuộc hai bang khác nhau quen biết nhau và một người ăn cắp công thức của người kia thấp hơn nhiều so với ngày nay.

hạt kola thành phần tạo nên coca cola

Về nhãn hiệu: Coca-Cola và Pepsi đều có nhãn hiệu riêng và chẳng ai nhầm lẫn hai công ty với nhau. Chỉ cần người tiêu dùng phân biệt được thì luật nhãn hiệu sẽ không được áp dụng. Còn về vấn đề bản quyền, việc này đã xảy ra từ khá lâu. Nhiều người tin rằng logo ban đầu của Pepsi đã sao chép của Coca-Cola.

Tuy vậy, người ta cho là lúc đó Pepsi không phải mối đe dọa đáng kể để Coca-Cola phải chú ý tới. Ngoài ra, cũng có câu hỏi về việc ai sẽ kiện Pepsi nhưng Pemberton thì không quan tâm còn Asa Candler lại chưa có quyền kiểm soát bản quyền. Khi Asa Candler có toàn quyền thì Pepsi đã dần thay đổi và khi hồi sinh sau phá sản, logo của họ vẫn khá giống ngày trước.

Có thể việc “khá giống” về logo sẽ gây ra một vài vấn đề trong luật nhãn hiệu và sáng chế nhưng lại không mấy quan trọng với luật bản quyền. Đáng chú ý là thời điểm đó, Coca-Cola là thức uống được ưa chuộng ở niềm Nam còn Pepsi thì ở miền Bắc nước Mỹ. Vậy nên hầu như chẳng có vụ kiện tụng nào liên quan đến vấn đề này cả. Và suy cho cùng, hiệu quả bán hàng phụ thuộc phần nhiều vào chất lượng đồ uống chứ không phải những con chữ ở trên thân chai.

Đến năm 1962, Pepsi tiếp tục đổi logo và lần này là một diện mạo hoàn toàn khác. Vì thế, không còn tồn tại bất cứ vi phạm nào từ thời điểm đó. Sáng chế đã hết hạn từ lâu, không có mối liên hệ giữa hai bên để có thể vi phạm luật bí mật kinh doanh và càng không có chuyện người tiêu dùng bị nhầm lẫn giữa hai thương hiệu.

quá trình thay đổi logo hãng pepsi

Thế nhưng sẽ ra sao nếu bây giờ Coca-Cola khởi kiện vì những tổn thất trong quá khứ? Điều đó sẽ không xảy ra được vì thời hạn hiệu lực với các khiếu nại yêu cầu chúng cần được đưa ra trong vòng ba năm. Vậy nên Coca-Cola chỉ có thể kiện Pepsi từ năm 1941 đến 1944.

Thời điểm Pepsi trở thành đối thủ đáng gờm thì sở hữu trí tuệ duy nhất mà Coca-Cola còn là bí mật công thức. Liệu Coca-Cola có dùng điều đó để đối phó với Pepsi không? Có thể, nhưng thú vị là Pepsi cũng có thể làm như vậy.

joya williams trộm công thức bí mật của coca cola

Năm 2006, một nhân viên của Coca-Cola tên Joya Williams đã lấy cắp một lọ mẫu thử của Coca-Cola, thứ có khả năng tiết lộ “công thức bí mật” của họ. Cô ta tìm cách bán cho Pepsi với giá 1,5 triệu USD.

Thế nhưng khi nhận được lời đề nghị, Pepsi đã nộp Joya Williams cho FBI và cô bị kiện vì vi phạm luật bảo vệ bí mật kinh doanh. Động thái này của Pepsi khiến cả thế giới bất ngờ, bởi người ta vẫn luôn nghĩ rằng Pepsi sẽ không ngại trả giá để có được công thức của đối thủ.

Nguyên nhân có thể là vì Pepsi đã có bí mật kinh doanh và kế hoạch marketing của riêng mình, họ không hứng thú với việc làm suy yếu luật bí mật kinh doanh đang bảo vệ cả hai bên khỏi những đối thủ cạnh tranh mới.

Tạm kết: Trên thực tế, có thể nói rằng Coca Cola và Pepsi được tạo ra gần như cùng một thời điểm. Chính vì vậy, mọi cáo buộc sẽ dựa theo luật bằng sáng chế và bằng sáng chế của họ đã hết hạn từ 100 năm trước. Thời điểm hiện tại, họ chỉ được bảo vệ chủ yếu thông qua luật bí mật kinh doanh.

Cuộc chiến “cola” đã kết thúc từ lâu rồi và các bạn có thể không tin nhưng Coca-Cola và Pepsi đang ở cùng “phe” với nhau đấy !

Nguồn: http://ttvn.vn/kinh-doanh/vi-sao-coca-cola-ra-doi-truoc-nhung-lai-khong-the-kien-pepsi-toi-an-cap-sang-che-con-pepsi-lai-khong-the-cao-buoc-coca-cola-vi-pham-ban-quyen-5201925117382217.htm

 

Thông báo: Tayninh.info rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0914311240.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: